HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Test mạng 5GHZ _ Kiểm tra điện thoại có hỗ trợ Wifi 5GHz không



Các chuẩn kết nối Wifi.
Các chuẩn kết nối Wifi và tên gọi của chúng có nguồn gốc từ viện IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers). Hiện nay có 6 chuẩn kết nối thông dụng: chuẩn 802.11, b, a, g, n và ac.
Chuẩn 802.11.

Năm 1997, IEEE giới thiệu chuẩn mạng không dây đầu tiên và đặt tên nó là 802.11. Khi đó, tốc độ hỗ trợ tối đa của mạng này chỉ là 2 Mbps với băng tầng 2.4GHz.

Chuẩn 802.11b.

Vào tháng 7/1999, chuẩn 802.11b ra đời và hỗ trợ tốc độ lên đến 11Mbps. Chuẩn này cũng hoạt động tại băng tần 2.4GHz nên cũng rất dễ bị nhiễu từ các thiết bị điện tử khác.

Chuẩn 802.11a.

Được nghiên cứu cho ra mắt cùng với chuẩn b, chuẩn 802.11a phát ở tần số cao hơn là 5GHz nhằm tránh bị nhiễu từ các thiết bị khác và tốc độ xử lý đạt 54 Mbps. Mặt hạn chế của chuẩn này là khó xuyên qua các vách tường và giá thành của nó hơi cao.

Chuẩn 802.11g.

Chuẩn 802.11g nhỉnh hơn đôi chút so với chuẩn b, tuy nó cũng hoạt động ở tần số 2.4GHz nên vẫn dễ nhiễu nhưng nó có thể xử lý tốc độ lên tới 54 Mbps.
Chuẩn 802.11n.

Được ra mắt năm 2009, đây là chuẩn phổ biến nhất hiện nay, vượt trội hơn so với chuẩn b và g, chuẩn kết nối 802.11n hỗ trợ tốc độ tối đa lên đến 300Mbps (có thể đạt 450 Mpbs nếu sử dụng 2 anten), có thể hoạt động trên cả băng tần 2,4 GHz và 5 GHz, nếu Router hỗ trợ thì hai băng tần này có thể cùng phát sóng song song. Chuẩn kết nối này đã và đang dần thay thế chuẩn 802.11g với, phạm vi phát sóng lớn hơn, tốc độ cao hơn và giá thành đang ngày càng phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.
Chuẩn 802.11ac.

Là chuẩn được IEEE giới thiệu vào đầu năm 2013. Chuẩn ac hoạt động ở băng tầng 5 GHz và có tốc độ tối đa lên đến 1730 Mpbs khi sử dụng lại công nghệ đa anten trên chuẩn 802.11n cho người dùng trải nghiệm tốc độ cao nhất.
Hiện tại, chuẩn này được sử dụng trên một số thiết bị cao cấp của các hãng như Apple, Samsung, Sony,… Tuy nhiên, do giá thành khá cao nên các thiết bị phát tín hiệu cho chuẩn này chưa được phổ biến trên thị trường nên các thiết bị này sẽ bị hạn chế sự tối ưu bởi thiết bị phát.

Chuẩn 802.11ad.

Được giới thiệu năm 2016, đây là chuẩn mới nhất hiện nay, chuẩn wiffi 802.11ad được hỗ trợ băng thông lên đến 70 Gbps và hoạt động ở dải tần 60GHz.

Tuy có tốc độ vượt trội so với các chuẩn khác nhưng nhược điểm của chuẩn này là sóng tín hiệu khó có thể xuyên qua các bức tường, đồng nghĩa với việc chỉ cần Router khuất khỏi tầm mắt, thiết bị sẽ không còn kết nối tới Wifi được nữa. Lý do này cũng giải thích vì sao không nhiều thiết bị sử dụng chuẩn ad.

Wifi Hotspot:

Ngoài ra, giữa các thiết bị di động như smartphone, table, laptop có thể phát sóng Wifi cho các thiết bị di động khác. Nói cách khác, các thiết bị di động phát sóng này có thể trở thành một Router.

router wifi 5ghz,kiểm tra băng tần wifi,sự khác nhau giữa wifi 2.4 ghz và 5ghz,cách bắt wifi 5ghz,mạng wifi 5g,đổi tần số wifi 5ghz,điện thoại không bắt được wifi 5ghz,modem wifi 5ghz,cách kiểm tra điện thoại có wifi 5ghz,Wifi 5Ghz,điện thoại hỗ trợ wifi 5ghz,cách thay đổi băng tần wifi,thay đổi băng tần wifi trên android,kiểm tra băng tần wifi 5ghz trên điện thoại,wifi 5ghz trên điện thoại,hack mạng wifi,mang wifi viettel 5ghz,mạng wifi 5ghz,5g

source: https://blogtruyenhinhfpt.com/

xem thêm các bài viết về Hướng Dẫn Sử Dụng: https://blogtruyenhinhfpt.com/huong-dan-su-dung/

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button